Tại sao có rất
nhiều người ngộ độc methanol
Methanol
(CH3OH) là một chất hữu
cơ thuộc nhóm rượu cồn, cũng tồn tại ở dạng chất lỏng, trong suốt và có hương vị
như ethanol (rượu) nhưng có vị hơi ngọt.
Và với
tình trạng tiêu thụ rượu bia ở mức cao như nước ta thì việc xuất hiện và phát
sinh rất nhiều cơ sở sản xuất rượu giả, tuồn hàng và kinh doanh rượu giả kiếm lời
trên sức khỏe người dân là rất lớn
Đặc biệt
các cơ sở này cố ý sử dụng cồn có hàm lượng methanol cao để pha loãng thành rượu
uống. Một số khác sử dụng nguyên liệu lẫn bã gỗ, không tuân thủ đúng quy trình
chưng cất rượu cũng có thể sản xuất ra các loại đồ uống độc hại, gây nguy hại lớn
đến người tiêu dùng
Tuy
nhiên, khác với rượu thường, methanol lại là một chất gây độc mạnh và không thể
uống được. Nó chỉ được sử dụng trong ngành công nghiệp, như một dung môi để hòa
tan các nguyên liệu sản xuất. Trên thị trường, methanol thường có mặt trong các
sản phẩm như dung dịch sản xuất sơn, dung dịch tẩy rửa, nước lau kính ô tô,
dung môi làm sạch gỗ, chất chống đông…

Phân biệt say
rượu, ngộ độc methanol và xử trí
Nạn nhân nhiễm độc methanol khi mới các
biểu hiện có thể giống như một người say rượu thông thường, nên rất khó để nhận
biết và thường bị bỏ qua như chóng mặt, buồn nôn, mờ mắt… Nhưng trong khoảng
thời gian từ 12-24 giờ
Nhưng trong khoảng thời gian từ 12-24 giờ sau nạn nhân sẽ rơi
vào trạng thái bất tỉnh, dãn đồng tử, ứ đọng hầu họng, thở nhanh, thở sâu và
thậm chí co giật. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong là rất cao.
Để phân biệt một người say hoặc ngộ độc rượu với ngộ độc methanol, bạn phải theo dõi sát tình trạng
của nạn nhân. Nguyên tắc cấp cứu cơ bản ban đầu là phải đảm bảo thông
thoáng đường hô hấp, bằng cách cho bệnh nhân nằm đầu cao và tư thế
nghiêng an toàn. Cứ vài giờ phải đánh thức bệnh nhân dậy, nếu bệnh
nhân tỉnh và có thể ăn uống được thì cho ăn cháo loãng... nhằm tránh
hạ đường huyết.
Nếu bệnh nhân không tỉnh, thở nhanh và sâu, thậm chí có
co giật... thì vẫn giữ bệnh nhân ở tư thế đầu cao, nằm nghiêng an
toàn sau đó nhanh chóng gọi người đến hỗ trợ, gọi xe cấp cứu tới
xử lý và đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Nếu bệnh nhân tỉnh dậy nhưng
đau đầu nhiều, chóng mặt và nhìn mờ, sợ ánh sáng, ám điểm, đau mắt, song
thị, ám điểm trung tâm, giảm hoặc mất thị lực, ảo thị... thì cần phải đưa
tới bệnh viện khám.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc sử dụng rượu
Xem rõ thông tin về sản phẩm và tuyệt
đối không chọn rượu có hàm lượng Methanol > 0,1% vì có thể gây mù mắt và tử
vong.
Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên
vượt quá 30ml/người/ngày.
Không uống rượu khi: Không biết rõ
nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc
đang uống thuốc điều trị.
Chỉ mua hàng tại các cửa hàng rượu uy tín lâu năm để được bảo
đảm về chất lượng và trách nhiệm