Gạo sản xuất rượu Sake khác gạo để ăn như thế nào?
Theo tiếng Nhật “Shuzuo Kotekimai” hay “Sakamai” là tên gọi cho gạo sản xuất rượu sake và hoàn toàn khác với gạo ăn thông thường.
Sự khác biệt giữa gạo làm sake và gạo ăn hằng ngày
Ở Nhật Bản có khoảng 100 loại gạo khác nhau và những tiêu chuẩn để đo lường cho những loại gạo phục vụ sản xuất sake vô cùng nghiêm ngặt. Dưới đây là những khác biệt giữa gạo làm rượu sake và gạo để ăn hằng ngày.
- Kích thước cây lúa cao hơn 25% so với thân cây của gạo ăn thông thường, gạo làm rượu sake khó trồng, khó thu hoạch hơn rất nhiều.
- Kích thước hạt gạo lớn hơn gạo ăn hằng ngày, gạo sake ngon hơn, trọng lượng gạo nặng hơn nhiều so với gạo ăn.
- Gạo làm rượu sake ngon nhiều tinh bột hơn, ít chất béo hơn, ít đạm hơn so với gạo ăn thông thường và chủ yếu tập trung ở phần lõi của hạt gạo.

Gạo sản xuất rượu sake so với gạo ăn có sự khác biệt
Trong rượu sake thì chất béo và chất đạm là những thành phần cản trở quá trình lên men được và được tìm thấy ở lớp bên ngoài lõi của hạt gạo. Đây là lí do giải thích cho việc tại sao rượu Sake phải mài bỏ lớp ngoài đi chỉ để lại lớp lõi tinh bột bên trong hạt gạo và phần lõi tinh bột đó sẽ trở thành phần chính để lên men. Việc tỉ lệ mài gạo càng cao thì rượu sake sẽ càng ngon tuyệt hảo, tinh khiết hơn.
Chất béo, chất đạm (protein) là nguyên tố gây ảnh hưởng xấu đến quá trình lên men rượu. Chất béo, chất đạm làm lệch hương vị chuẩn thơm ngon của rượu sake, giảm độ tinh khiết của rượu.
Thế nên trước khi làm rượu, người công nhân phải tiến hành mài bỏ đi phần vỏ ngoài của hạt gạo, tỉ lệ mài bỏ càng cao thì càng loại bỏ được phần chất đạm, chất béo chỉ giữ lại phần lõi tinh bột cần thiết cho quá trình lên men rượu.
?? Tham khảo: Quy trình sản xuất rượu sake của người Nhật
Đặc tính của gạo sản xuất rượu sake
Hầu hết gạo sản xuất rượu sake được trồng nhiều ở khu vực miền tây của nước Nhật như các tỉnh: Hyogo; Okayam, Hiroshima, Fukuaka.

Chất lượng gạo ảnh hưởng tới hương vị rượu sake
Bên cạnh kích cỡ, trọng lượng, thành phần dinh dưỡng trong gạo làm sake thì còn có những yếu tố khác để đánh giá chất lượng của hạt gạo như: khả năng hút nước, độ mềm của hạt gạo (hạt gạo càng mềm thì càng dễ dàng để nấm Koji vào lõi tinh bột của hạt gạo).
Qua đó, thúc đẩy quá trình lên men chuyển hóa tinh bột thành đường Glucozơ để thành rượu sake ngon.
?? Tham khảo thêm các dòng rượu sake ngon của Kho Rượu
Hiện nay, sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các kĩ sư nông nghiệp người Nhật đã phát minh ra nhiều giống gạo lai tạo để sản xuất rượu sake. Tuy nhiên dòng gạo tối ưu nhất và đóng vai trò quan trọng nhất trong nghành công nghiệp sản xuất rượu sake tính đến thời điểm hiện tại là các dòng gạo ngon nhất sau: Yamada nishiki; Gohyakumangoku; Omachi; Miyama Nishiki; Sakanishiki; Koshiibuki…
Mỗi loại gạo có một đặc trưng khác nhau tạo điều kiện cho việc sản xuất ra những dòng sake với đặc trưng khác biệt.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn sự khác nhau giữa gạo ăn hằng ngày và gạo sản xuất rượu sake. Có bất cứ thắc mắc hay quan tâm nào liên quan tới rượu sake, rượu ngoại, vui lòng liên hệ 0969 847 685 hoặc tới trực tiếp cửa hàng tại 54 Vũ Phạm Hàm, Trung Hoà, Cầu Giấy, HN để được tư vấn tốt nhất.
?? Xem thêm: 10 chai rượu sake Nhật Bản ngon nhất hiện nay